Tin Tức – Sự Kiện – www.luathtclaw.com https://www.luathtclaw.com www.luathtclaw.com Fri, 08 Sep 2023 03:23:49 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3.1 https://www.luathtclaw.com/wp-content/uploads/2023/09/cropped-logo_PNG-01-32x32.png Tin Tức – Sự Kiện – www.luathtclaw.com https://www.luathtclaw.com 32 32 Nhờ người khác đứng tên giùm mua bất động sản có hợp pháp? https://www.luathtclaw.com/nho-nguoi-khac-dung-ten-gium-mua-bat-dong-san-co-hop-phap/ https://www.luathtclaw.com/nho-nguoi-khac-dung-ten-gium-mua-bat-dong-san-co-hop-phap/#respond Fri, 08 Sep 2023 03:23:49 +0000 https://www.luathtclaw.com/?p=323 www.luathtclaw.com
Nhờ người khác đứng tên giùm mua bất động sản có hợp pháp?

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) là cơ sở pháp lý để xác định bất động sản ghi trong giấy thuộc về ai. Giấy chứng nhận này vẫn thường được gọi phổ biến là sổ...

Nhờ người khác đứng tên giùm mua bất động sản có hợp pháp?
admin

]]>
www.luathtclaw.com
Nhờ người khác đứng tên giùm mua bất động sản có hợp pháp?

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) là cơ sở pháp lý để xác định bất động sản ghi trong giấy thuộc về ai. Giấy chứng nhận này vẫn thường được gọi phổ biến là sổ đỏ, sổ hồng. Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường bắt gặp những trường hợp như sau. Người nước ngoài nhờ đứng tên mua nhà ở Việt Nam, người nước ngoài ở đây thường là Việt kiều và sau đó có tranh chấp giữa người nhờ đứng tên và người đứng tên. Như vậy, nhờ người khác đứng tên giùm mua bất động sản có hợp pháp hay không? 

1. Pháp luật có cho phép nhờ người khác đứng tên giùm mua bất động sản hay không?

Căn cứ tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, xét ở góc độ pháp lý việc mua đất nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận là trái với quy định pháp luật. Ngoài ra, khi mua đất nhờ người khác đứng tên trên Giấy chứng nhận nghĩa là bạn đang trao cho họ quyền sử dụng, sở hữu đối với bất động sản đó. Trong khi thực tế họ không phải là chủ sở hữu, chủ sử dụng thực sự của bất động sản đó và bạn sẽ có nguy cơ gặp nhiều rủi ro trong tương lai.

2. Các rủi ro khi nhờ người khác đứng tên bất động sản

Để mua nhà đất với giá ưu đãi, có chiết khấu hoặc vì lý do nào đó mà nhiều người nhờ người khác đứng tên giùm mua bất động sản. Tuy nhiên, việc làm này có thể khiến khách hàng gặp không ít rủi ro, thậm chí mất cả tình lẫn tiền.

2.1. Nguy cơ mất trắng tài sản khi mua đất nhờ người khác đứng tên

Rủi ro lớn nhất và phổ biến nhất là khi người được nhờ đứng tên có ý định chiếm đoạt, không chịu sang tên lại tài sản và phủ nhận việc họ được nhờ đứng tên thì bạn hoàn toàn có nguy cơ bị mất trắng tài sản. Nếu muốn đòi lại thì cũng phải trải qua tranh chấp, kiện tụng rất mệt mỏi.

2.2. Không có bất cứ quyền hạn nào đối với bất động sản nhờ đứng tên đất

Như đã nói ở trên, người đứng tên trên Giấy chứng nhận sẽ có toàn quyền đối với bất động sản ghi trên Giấy chứng nhận đó bao gồm quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp, góp vốn. Cho dù trên thực tế bạn mới là chủ sở hữu thực sự của bất động sản thì bạn cũng không có bất cứ quyền hạn nào.

2.3. Không được bồi thường khi bất động sản bị thu hồi

Trong trường hợp nhà nước thu hồi lại bất động sản và  nếu đủ điều kiện để nhận bồi thường thì chỉ người đứng tên trên Giấy chứng nhận mới được bồi thường. Bạn sẽ không có bất cứ quyền lợi gì cả.

2.4. Tài sản bị kê biên khi người được nhờ đứng tên đất có nghĩa vụ với bên thứ ba

Nếu người mà bạn nhờ đứng tên có nghĩa vụ tài sản với bên thứ ba. Ví dụ như họ đang nợ cá nhân, tổ chức khác mà không có khả năng chi trả và theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyến thì bất động sản đứng tên họ cũng sẽ bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ của họ. Và nguy cơ mất tài sản của bạn là có thể xảy ra.

2.5. Rủi ro khi người được nhờ đứng tên đất qua đời

Trong trường hợp người mà bạn nhờ đứng tên đất qua đời thì bất động sản mà bạn đã nhờ họ đứng tên cũng sẽ được tính vào di sản thừa kế và được phân chia cho những người thừa kế của họ. Dù những người thừa kế này biết hoặc không biết nhưng nếu như họ không chịu thừa nhận nguồn gốc của bất động sản đó là do bạn nhờ đứng tên đất thì rất dễ xảy ra tranh chấp. Hoặc tương tự, trong trường hợp người đứng tên trên bất động sản ly hôn và phát sinh việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

3. Lời khuyên khi nhờ người khác đứng tên giùm mua bất động sản

Khi rủi ro xảy ra, tranh chấp và xung đột phát sinh thì điều đầu tiên là bất lợi sẽ thuộc về bạn, bạn phải mất nhiều thời gian và công sức, tiền bạc để chứng minh rằng mình là người chủ thực sự của bất động sản đó. Nếu như không chứng minh được thì quyền sử dụng và sở hữu của bạn sẽ không được pháp luật công nhận và hệ quả tất yếu là bạn sẽ mất tài sản đó. Trong trường hợp bắt buộc phải nhờ người khác đứng tên giùm thì bạn phải lập những cam kết và những thỏa thuận rõ ràng, luôn giữ chứng từ hóa đơn đầy đủ để phục vụ cho quá trình chứng minh bạn là người chủ thực sự của bất động sản đó.

 

 

  • Thông tin liên hệ
  • CÔNG TY LUẬT HTCLAW
  • Địa chỉ : Tầng 6 Tòa nhà Fimexco Số 231- 233 Lê Thánh Tôn, P.Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại : 01699568246
  • Email: [email protected]
  • Website : www.luathtclaw.com

Nhờ người khác đứng tên giùm mua bất động sản có hợp pháp?
admin

]]>
https://www.luathtclaw.com/nho-nguoi-khac-dung-ten-gium-mua-bat-dong-san-co-hop-phap/feed/ 0
Viết di chúc như thế nào để được công nhận? https://www.luathtclaw.com/viet-di-chuc-nhu-the-nao-de-duoc-cong-nhan/ https://www.luathtclaw.com/viet-di-chuc-nhu-the-nao-de-duoc-cong-nhan/#respond Fri, 08 Sep 2023 03:20:50 +0000 https://www.luathtclaw.com/?p=317 www.luathtclaw.com
Viết di chúc như thế nào để được công nhận?

Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Nói cách khác, di chúc còn là văn bản thể hiện ý chí của một người trước khi chết. Tuy nhiên, để di chúc có hiệu lực thì cũng phải...

Viết di chúc như thế nào để được công nhận?
admin

]]>
www.luathtclaw.com
Viết di chúc như thế nào để được công nhận?

Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Nói cách khác, di chúc còn là văn bản thể hiện ý chí của một người trước khi chết. Tuy nhiên, để di chúc có hiệu lực thì cũng phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Vậy viết di chúc như thế nào để được công nhận?

1. Điều kiện, quyền của người để lại di chúc

Theo quy định tại Điều 624 BLDS 2015, người lập di chúc phải là người thành niên, nói cách khác, là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Bên cạnh đó, đối với người chưa thành niên, khi muốn lập di chúc thì phải từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi và được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ thì mới được lập di chúc.

Người lập di chúc sẽ có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản (Điều 626 BLDS 2015).

Dù cho việc để lại di chúc, hay định đoạt di sản như thế nào đều là quyền của người lập di chúc. Nhưng pháp luật vẫn đặt ra những điều kiện nhất định đối với họ để có thể đảm bảo tính đúng đắn di chúc, cũng như ý chí của người để lại di chúc được thực thi.

2. Điều kiện để di chúc có hiệu lực

Di chúc được lập phải tuân thủ một số điều kiện nhất định để được công nhận về hiệu lực. Điều kiện để một di chúc được xem là hợp pháp được quy định tại Điều 630 BLDS 2015. Thứ nhất, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Thứ hai, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của luật. Bên cạnh đó, di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Ngoài ra, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Mặt khác, di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện đó là người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép. Và nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

3. Hình thức của di chúc

Để đảm bảo việc thực thi ý chí của người chết thì pháp luật đưa ra nhiều hình thức để người để lại di chúc có thể lựa chọn. Di chúc bao gồm di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng. Đối với di chúc bằng văn bản sẽ có di chúc có công chứng hoặc chứng thực, có người làm chứng, và không có người làm chứng. Di chúc bằng văn bản sẽ có các nội dung chủ yếu như: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản, ngoài ra di chúc có thể có thêm các nội dung khác. Cần lưu ý rằng di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Nếu có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Đối với di chúc bằng văn bản có người làm chứng thì đối tượng trở thành người làm chứng cho việc lập di chúc có thể là bất kỳ ai nhưng không thuộc một trong số các đối tượng sau:

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.

Mặt khác, đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Đồng thời, nội dung của di chúc phải tuân theo các quy định tại Điều 631 BLDS 2015, đó là di chúc phải có ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản.

Đối với di chúc miệng sẽ được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 Điều 630 BLDS 2015).

Có thể thấy, hình thức của di chúc được xây dựng khá đa dạng như di chúc bằng văn bản có công chứng, không công chứng, hay di chúc bằng miệng,… Điều này sẽ đáp ứng được các nhu cầu của từng đối tượng khác nhau, vừa đảm bảo tính hiệu lực, vừa đảm bảo ý chỉ của người để lại di chúc được thực thi.

4. Luật sư tư vấn về việc để lại di chúc

Khi quyết định sẽ lập di chúc để phân chia di sản của mình, bạn sẽ phải thực hiện các công việc sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

+ Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (giấy chủ quyền nhà đất, sổ tiết kiệm ngân hàng…) hoặc bản sao y chứng thực và kèm theo xác nhận của Ngân hàng về việc đang giữ thế chấp các giấy tờ trên.

+ CMND/CCCD, sổ hộ khẩu của người để lại di sản và người được nhận di sản.

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng sức khỏe, tinh thần của người để lại di chúc vẫn còn minh mẫn, sáng suốt ví dụ như Giấy khám sức khỏe.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào hình thức di chúc khách hàng lựa chọn, chúng tôi sẽ đưa ra những tư vấn về các vấn đề liên quan như tính hợp pháp của di sản thừa kế, tư vấn lập, soạn thảo di chúc, hàng thừa kế, cách thức phân chia di sản,…

 

  • Thông tin liên hệ
  • CÔNG TY LUẬT HTCLAW
  • Địa chỉ : Tầng 6 Tòa nhà Fimexco Số 231- 233 Lê Thánh Tôn, P.Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại : 01699568246
  • Email: [email protected]
  • Website : www.luathtclaw.com

Viết di chúc như thế nào để được công nhận?
admin

]]>
https://www.luathtclaw.com/viet-di-chuc-nhu-the-nao-de-duoc-cong-nhan/feed/ 0
Quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi https://www.luathtclaw.com/quyen-duoc-huong-di-san-thua-ke-cua-con-nuoi/ https://www.luathtclaw.com/quyen-duoc-huong-di-san-thua-ke-cua-con-nuoi/#respond Fri, 08 Sep 2023 03:17:01 +0000 https://www.luathtclaw.com/?p=313 www.luathtclaw.com
Quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi

Việc tranh chấp về quyền thừa kế, quyền hưởng di sản thừa kế giữa con nuôi và con ruột sau khi cha mẹ nuôi mất tương đối phổ biến và phức tạp. Vậy quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi được pháp luật quy định như thế nào? 1/ Con nuôi là gì? Điều...

Quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi
admin

]]>
www.luathtclaw.com
Quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi

Việc tranh chấp về quyền thừa kế, quyền hưởng di sản thừa kế giữa con nuôi và con ruột sau khi cha mẹ nuôi mất tương đối phổ biến và phức tạp. Vậy quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi được pháp luật quy định như thế nào?

1/ Con nuôi là gì? Điều kiện đối với người nhận nuôi con là gì?

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Theo đó, con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Vậy điều kiện để nhận nuôi con nuôi là gì? Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010, điều kiện đối với người nhận con nuôi trong nước như sau:

– Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

+Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

–  Những người sau đây không được nhận con nuôi:

+ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

+ Đang chấp hành hình phạt tù;

+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

– Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần đáp ứng điều kiện hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

2/  Phân chia di sản theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản được hiểu là tài sản của cá nhân để lại sau khi chết, bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Di sản của cá nhân sau khi chết, nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản sẽ được phân chia cho người thừa kế theo pháp luật. Căn cứ quy định tại 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định ,theo thứ tự các hàng sau đây:

–  Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

–  Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

–  Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, con nuôi vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế do cha mẹ nuôi để lại. Tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 quy định con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.

3/  Quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi

Căn cứ theo quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”

Những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Bên cạnh đó, việc sắp xếp con đẻ và con nuôi ở cùng hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng thừa kế như nhau mà không phân biệt con đẻ hay con nuôi. Vì vậy nếu là con nuôi thì quyền được hưởng di sản thừa kế do cha mẹ để lại được đảm bảo như với con đẻ.

 

  • Thông tin liên hệ
  • CÔNG TY LUẬT HTCLAW
  • Địa chỉ : Tầng 6 Tòa nhà Fimexco Số 231- 233 Lê Thánh Tôn, P.Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại : 01699568246
  • Email: [email protected]
  • Website : www.luathtclaw.com

Quyền được hưởng di sản thừa kế của con nuôi
admin

]]>
https://www.luathtclaw.com/quyen-duoc-huong-di-san-thua-ke-cua-con-nuoi/feed/ 0
Những trường hợp không được đơn phương ly hôn https://www.luathtclaw.com/nhung-truong-hop-khong-duoc-don-phuong-ly-hon/ https://www.luathtclaw.com/nhung-truong-hop-khong-duoc-don-phuong-ly-hon/#respond Fri, 08 Sep 2023 03:13:46 +0000 https://www.luathtclaw.com/?p=309 www.luathtclaw.com
Những trường hợp không được đơn phương ly hôn

 Ly hôn là điều không ai mong muốn xảy ra, tuy nhiên, nếu tình trạng hôn nhân giữa vợ chồng đã thực sự trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được thì việc ly hôn chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, không...

Những trường hợp không được đơn phương ly hôn
admin

]]>
www.luathtclaw.com
Những trường hợp không được đơn phương ly hôn

 Ly hôn là điều không ai mong muốn xảy ra, tuy nhiên, nếu tình trạng hôn nhân giữa vợ chồng đã thực sự trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được thì việc ly hôn chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bạn nộp hồ sơ ly hôn cũng được Tòa án thụ lý giải quyết.

Ly hôn đơn phương là gì?

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Ly hôn đơn phương có thể hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên, theo quy định tại điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể:

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Những trường hợp không được đơn phương ly hôn

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014:

Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong các trường hợp sau đây:

  • Người vợ đang có thai
  • Người vợ đang trong thời gian sinh con
  • Người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Pháp luật hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong các trường hợp này để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em.

Ngoài ra, trong trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì người yêu cầu ly hôn phải là cha, mẹ, người thân thích khác của người bị bệnh.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định việc một bên yêu cầu ly hôn nhưng không có bằng chứng, chứng cứ để làm căn cứ ly hôn ví dụ: ảnh chụp, bằng chứng các di chứng của bạo lực gia đình, bằng chứng người chồng ngoại tình, bằng chứng đối phương nghiện ma túy,… thì không đảm bảo điều kiện để được đơn phương ly hôn và Tòa án không chấp nhận yêu cầu giải quyết ly hôn.

Bạn cần làm gì khi rơi vào trường hợp không được ly hôn đơn phương?

Tùy vào tình tiết cụ thể của vụ việc mà cách giải quyết của những vụ việc không thuộc những trường hợp ly hôn đơn phương cũng có sự khác biệt đáng kể. Cụ thể như sau:

1/ Nếu bạn đã nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án thì:

+ Trường hợp 1: Tòa án sẽ không thụ lý, giải quyết hồ sơ và trả lại đơn khởi kiện.

+ Trường hợp 2: Tòa án vẫn thụ lý hồ sơ do chưa biết thông tin về việc các bạn thuộc trường hợp không được ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, trong quá trình xác minh và phát hiện ra thông tin thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.

+ Trường hợp 3: Nếu thuộc trường hợp không được ly hôn đơn phương do thiếu căn cứ ly hôn thì kể cả khi vụ án đã được đưa ra xét xử công khai, Tòa án cũng sẽ không chấp nhận yêu cầu ly hôn.

Như vậy, nếu thuộc vào các trường hợp không được đơn phương ly hôn, quý khách hàng nên cần nhắc về việc rút hồ sơ hoặc có thể thu thập các chứng cứ chứng minh mình đủ điều kiện ly hôn đơn phương để cung cấp cho Tòa án.

2/ Nếu bạn chưa nộp hồ sơ đến Tòa án, bạn nên cân nhắc chọn một trong hai phương án sau:

+ Trường hợp 1: Trong trường hợp, vợ đang mang thai, đang sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, bạn nên chờ đến khi hết thời hạn pháp luật giới hạn quyền khởi kiện để nộp hồ sơ ly hôn đơn phương.

+ Trường hợp 2: Trong trường hợp, bạn bị hạn chế quyền đơn phương ly hôn còn lại, bạn có thể làm hồ sơ ly hôn gửi đến Tòa án khi đã thu thập đủ thông tin đề chứng minh việc ly hôn là có căn cứ.

 

 

  • Thông tin liên hệ
  • CÔNG TY LUẬT HTCLAW
  • Địa chỉ : Tầng 6 Tòa nhà Fimexco Số 231- 233 Lê Thánh Tôn, P.Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại : 01699568246
  • Email: [email protected]
  • Website : www.luathtclaw.com

Những trường hợp không được đơn phương ly hôn
admin

]]>
https://www.luathtclaw.com/nhung-truong-hop-khong-duoc-don-phuong-ly-hon/feed/ 0
Các trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất https://www.luathtclaw.com/cac-truong-hop-khong-duoc-huong-thua-ke-nha-dat/ https://www.luathtclaw.com/cac-truong-hop-khong-duoc-huong-thua-ke-nha-dat/#respond Fri, 08 Sep 2023 03:07:02 +0000 https://www.luathtclaw.com/?p=306 www.luathtclaw.com
Các trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất

Theo quy định của pháp luật về thừa kế, vẫn có những trường hợp người thừa kế không được hưởng thừa kế nhà đất dù có quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng với người để lại di sản. Chi tiết hơn sẽ có trong bài viết  Các trường hợp không được hưởng thừa...

Các trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất
admin

]]>
www.luathtclaw.com
Các trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất

Theo quy định của pháp luật về thừa kế, vẫn có những trường hợp người thừa kế không được hưởng thừa kế nhà đất dù có quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng với người để lại di sản. Chi tiết hơn sẽ có trong bài viết  Các trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.

1. Trường hợp không được nhận thừa kế

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Luật dân sự 2015, có 04 trường hợp không được quyền hưởng di sản, mỗi trường hợp tương ứng tại điểm a, b, c, d, cụ thể như sau:

Điều 621. Nhười không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; (trường hợp 1)

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; (trường hợp 2)

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; (trường hợp 3)

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. (trường hợp 4)

* Lưu ý: Người thuộc những trường hợp nêu trên vẫn có thể được hưởng di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc cả nhà và đất, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản thừa kế theo di chúc.

Trường hợp 5. Không có tên trong di chúc

Người không được hưởng thừa kế quyền sử dụng nhà đất nếu:

  • Là con của người để lại di sản.
  • Đã thành niên và có khả năng lao động.
  • Di sản được chia theo di chúc hợp pháp.
  • Không có tên trong di chúc thừa kế.

* Lưu ý: Với người không được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp số 05 vẫn có thể được nhận di sản thừa kế nếu thỏa các trường hợp sau đây:

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

 

  • Thông tin liên hệ
  • CÔNG TY LUẬT HTCLAW
  • Địa chỉ : Tầng 6 Tòa nhà Fimexco Số 231- 233 Lê Thánh Tôn, P.Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại : 01699568246
  • Email: [email protected]
  • Website : www.luathtclaw.com

Các trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất
admin

]]>
https://www.luathtclaw.com/cac-truong-hop-khong-duoc-huong-thua-ke-nha-dat/feed/ 0
Thủ tục đơn phương ly hôn tại tòa án https://www.luathtclaw.com/thu-tuc-don-phuong-ly-hon-tai-toa-an/ https://www.luathtclaw.com/thu-tuc-don-phuong-ly-hon-tai-toa-an/#respond Fri, 08 Sep 2023 03:01:48 +0000 https://www.luathtclaw.com/?p=302 www.luathtclaw.com
Thủ tục đơn phương ly hôn tại tòa án

Một mối quan hệ hôn nhân dù hai vợ chồng đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể hàn gắn được thì ly hôn là cách tốt nhất để giải thoát cho nhau. Nhưng hiện nay, theo quy định luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì thủ tục ly hôn có 02 dạng...

Thủ tục đơn phương ly hôn tại tòa án
admin

]]>
www.luathtclaw.com
Thủ tục đơn phương ly hôn tại tòa án

Một mối quan hệ hôn nhân dù hai vợ chồng đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể hàn gắn được thì ly hôn là cách tốt nhất để giải thoát cho nhau. Nhưng hiện nay, theo quy định luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì thủ tục ly hôn có 02 dạng đó là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Bạn không biết phải thực hiện thủ tục nào để phù hợp với quy định của pháp luật.

Đơn phương ly hôn là gì?

Ly hôn đơn phương được hiểu là thực hiện thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên. Xuất hiện khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có mong muốn ly hôn do mục đích hôn nhân không đạt được. Tuy nhiên, việc ly hôn đơn phương phải có căn cứ, chứng minh tình trạng hôn nhân đã trầm trọng

Nộp hồ sơ xin ly hôn cho tòa án

Người có yêu cầu ly hôn (vợ hoặc chồng) nộp hồ sơ khởi kiện về việc ly hôn (nộp đơn xin ly hôn) tại Tòa án nhân dân cấp Quận, huyện nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của bị đơn (tức là người còn lại bị yêu cầu ly hôn) hoặc TAND nơi làm việc của bị đơn (nếu không xác định được nơi cư trú bị đơn).

Người có quyền nộp hồ sơ gồm

– Vợ hoặc chồng. (Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi)

– Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích;

– Cha mẹ hoặc người thân thích khác cũng có quyền nếu một bên vợ hoặc chồng bị mắc bệnh tâm thần, không làm chủ được hành vi đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

 Lý do nộp đơn ly hôn

Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến hậu quả hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

 Hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin ly hôn theo mẫu của Tòa án. (Tải về Mẫu đơn tại đây)

– Tài liệu cần nộp kèm theo đơn:

– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu mất bản chính thì phải có bản sao của Ủy ban nơi đăng ký kết hôn cấp)

– Bản sao hợp lệ giấy khai sinh của các con chung

– Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu. Nếu tạm trú thì phải có giấy khai báo tạm trú hoặc xác nhận của công an nơi tạm trú

– Bản sao có công chứng giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân

– Giấy xác nhận mức lương tháng của cơ quan đơn vị nơi người khởi kiện công tác làm việc

– Biên bản hòa giải giải quyết mâu thuẫn vợ chồng của cơ quan, đơn vị, gia đình hoặc địa phương (nếu có)

– Bản sao có công chứng giấy tờ về nhà đất, tài sản khác như: Giấy chứng nhận đăng ký xe; sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận vốn góp, Cổ phiếu…(của vợ chồng)

– Tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ.

Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn xin ly hôn, nộp lệ phí

– Sau khi nhận đơn cùng hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Tòa án nơi nhận đơn sẽ kiểm tra đơn. Nếu thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý, Thẩm phán được phân công sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người nộp đơn bổ sung.

– Mức án phí ly hôn đơn phương ở cấp sơ thẩm là 300.000 đồng (nếu không có tranh chấp về tài sản). Nếu có tranh chấp tài sản thì áp dụng án phí có giá ngạch tương ứng với tỉ lệ tài sản (như bảng bên dưới)

– Khi nhận được thông báo nộp án phí của Tòa, người nộp đơn đi nộp tiền tại Chi cục thi hành án Quận/huyện và nộp lại biên lai cho Tòa án. Sau đó Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án.

Thủ tục giải quyết vụ ly hôn đơn phương tại Tòa án

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Tòa án tiến hành lấy lời khai 2 bên, mở phiên tòa hòa giải.

– Sau khi Tòa án tiến hành hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ dựa vào một trong các căn cứ: Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ, chồng và những hành vi này dẫn đến hậu quả hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được để ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết cho ly hôn (không phụ thuộc vào việc bị đơn có đồng ý hay không)

– Nếu Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

– Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án cũng giải quyết cho ly hôn.

– Tòa sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy lời khai về nguyện vọng sống với bố/mẹ.

Thời gian giải quyết

– Giải quyết ly hôn tại cấp sơ thẩm: từ 4 đến 6 tháng (nếu bị đơn vắng mặt hoặc có tranh chấp tài sản chung, phức tạp thì có thể kéo dài hơn).

– Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo bản án sơ thẩm);

Phân chia tài sản chung

Theo quy định của pháp luật về việc phân chia tài sản như sau:

– Tài sản riêng: của bên nào sẽ thuộc về người đó.

– Tài sản chung: pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai bên khi thực hiện thủ tục ly hôn, nếu không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

  • Thông tin liên hệ
  • CÔNG TY LUẬT HTCLAW
  • Địa chỉ : Tầng 6 Tòa nhà Fimexco Số 231- 233 Lê Thánh Tôn, P.Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại : 01699568246
  • Email: [email protected]
  • Website : www.luathtclaw.com

Thủ tục đơn phương ly hôn tại tòa án
admin

]]>
https://www.luathtclaw.com/thu-tuc-don-phuong-ly-hon-tai-toa-an/feed/ 0
Xác định mức án phí vụ án dân sự phải nộp https://www.luathtclaw.com/xac-dinh-muc-an-phi-vu-an-dan-su-phai-nop/ https://www.luathtclaw.com/xac-dinh-muc-an-phi-vu-an-dan-su-phai-nop/#respond Fri, 08 Sep 2023 02:55:03 +0000 https://www.luathtclaw.com/?p=298 www.luathtclaw.com
Xác định mức án phí vụ án dân sự phải nộp

 Xác định người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, những trường hợp người khởi kiện không phải nộp, được miễn nộp tiền tạm ứng án phí và dự tính Mức án phí vụ án dân sự người khởi kiện phải nộp là một trong những vấn đề quan trọng khi quyết định...

Xác định mức án phí vụ án dân sự phải nộp
admin

]]>
www.luathtclaw.com
Xác định mức án phí vụ án dân sự phải nộp

 Xác định người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, những trường hợp người khởi kiện không phải nộp, được miễn nộp tiền tạm ứng án phí và dự tính Mức án phí vụ án dân sự người khởi kiện phải nộp là một trong những vấn đề quan trọng khi quyết định khởi kiện hay không?

Khái niệm vụ án dân sự không có giá ngạch và có giá ngạch luật sư giỏi

Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể nên pháp luật quy định một mức án phí dân sự sơ thẩm chung đối với vụ án dân sự không có giá ngạch. Các vụ án dân sự không có giá ngạch là các vụ án ly hôn không có yêu cầu chia tài sản, yêu cầu cấp dưỡng; tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ…  luật sư giỏi

Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể. Tùy vào tính chất của từng loại tranh chấp (dân sự, HN&GÐ, kinh doanh, thương mại, lao động) mà mức án phí dân sự sơ thẩm khởi điểm đối với mỗi loại vụ án dân sự là khác nhau (Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14).  luật sư giỏi

Căn cứ tính mức án phí vụ án dân sự

Căn cứ vào yêu cầu khởi kiện, phạm vi yêu cầu khởi kiện; các tài liệu, chứng cứ kèm theo và quan hệ pháp luật tranh chấp để xác định và tư vấn cho khách hàng số tiền tạm ứng án phí mà họ phải nộp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể dễ dàng xác định được số tiền tạm ứng án phí cụ thể, nhất là các tranh chấp tài sản cần xác định giá trị.

Trong trường hợp như vậy, các căn cứ là cơ sở tính tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm như sau:

– Giá tài sản theo quy định của UBND cấp tỉnh.  luật sư giỏi

– Bảng giá của các Tổ chức thẩm định giá.  luật sư giỏi

– Giá tài sản tại thị trường địa phương.

Trường hợp vụ án có nhiều người khởi kiện mà mỗi người khi kiện có yêu cầu độc lập thì từng người khởi kiện phải nộp tiền ứng án phí theo yêu cầu riêng của họ; nếu tất cả người khởi kiện cùng chung một yêu cầu thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

Các trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí luật sư giỏi

Xác định các trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí cũng căn cứ yêu cầu khởi kiện, quan hệ pháp luật tranh chấp và quy định tại Điều 11 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Đối với trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí (miễn nộp toàn bộ hoặc một phần tiền tạm ứng án phí) thì phải chuẩn bị hồ sơ nộp cho Tòa án.

Hồ sơ đề nghị miễn nộp tiền tạm ứng án phí bao gồm:  luật sư giỏi

(1) Đơn đề nghị miễn nộp tiền tạm ứng án phí. Đơn đề nghị miễn nộp tiền tạm ứng án phí Luật sư soạn thảo phải bảo đảm điều kiện về hình thức và có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 14 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14;  luật sư giỏi

(2) Các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.  luật sư

Xác định mức án phí vụ án dân sự phải nộp
admin

]]>
https://www.luathtclaw.com/xac-dinh-muc-an-phi-vu-an-dan-su-phai-nop/feed/ 0
Startup và những lưu ý về góp vốn dưới góc nhìn pháp luật https://www.luathtclaw.com/startup-va-nhung-luu-y-ve-gop-von-duoi-goc-nhin-phap-luat/ https://www.luathtclaw.com/startup-va-nhung-luu-y-ve-gop-von-duoi-goc-nhin-phap-luat/#respond Fri, 08 Sep 2023 02:50:18 +0000 https://www.luathtclaw.com/?p=294 www.luathtclaw.com
Startup và những lưu ý về góp vốn dưới góc nhìn pháp luật

 Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang có khoảng hơn 1.500 startup hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Xét theo mật độ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì tỷ lệ ở Việt Nam thậm chí cao hơn nhiều quốc gia khác như Trung Quốc Ấn Độ, hay Indonesia. Tuy nhiên,...

Startup và những lưu ý về góp vốn dưới góc nhìn pháp luật
admin

]]>
www.luathtclaw.com
Startup và những lưu ý về góp vốn dưới góc nhìn pháp luật

 Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang có khoảng hơn 1.500 startup hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Xét theo mật độ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì tỷ lệ ở Việt Nam thậm chí cao hơn nhiều quốc gia khác như Trung Quốc Ấn Độ, hay Indonesia. Tuy nhiên, các thống kê gần đây đều phản ánh  một thực tế không mấy khả quan đó là trong số các startup mới ra đời, chỉ có 3% là thực sự thành công và dưới 20 % startup có thể duy trì sau 2 năm hoạt động. Một trong những nguyên nhân thất bại chính đó là việc các nhà sáng lập chưa nhận thức rõ về các vấn đề pháp lý. 

STARTUP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VỀ GÓP VỐN DƯỚI GÓC NHÌN PHÁP LUẬT

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Trong nội dung bài viết này sẽ tập trung vào giai đoạn đầu của startup – góp vốn để thành lập công ty.

1. ĐỐI TƯỢNG GÓP VỐN

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn  công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trừ trường hợp sau đây:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

2. TÀI SẢN GÓP VỐN

Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

– Đối với hình thức góp vốn bằng tài sản không đăng ký quyền sở hữu (Đồng Việt Nam,vàng,…. ) thì người góp vốn thực hiện góp trực tiếp có xác nhận bằng biên bản hoặc thông qua chuyển khoản;

– Đối với hình thức góp vốn bằng các tài sản đăng ký quyền sở hữu, người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ

3. GIỚI HẠN TỐI THIỂU, TỐI ĐA VỚI VỐN GÓP

Hiện tại, ngoài trừ các mô hình kinh doanh có điều kiện về mức vốn điều lệ (tổ chức tín dụng,….) thì pháp luật doanh nghiệp 2020 không quy định về mức vốn góp cụ thể đối với các mô hình doanh nghiệp nói chung. Theo đó, với tùy khả năng tài chính thực tế, quy mô, mục đích hoạt động mà người sáng lập cân đối mức vốn góp phù hợp đảm bảo vận hành quá trình hoạt động. Tuy nhiên, startup nên lưu ý:

– Đăng ký vốn góp quá thấp: không đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp. Vốn điều lệ công ty thấp sẽ có thể là cơ sở để các đối tác, nhà đầu tư đánh giá năng lực tài chính của công ty. Cũng như giá trị doanh nghiệp thấp sẽ ảnh hưởng với việc gọi vốn sau này.

– Đăng ký vốn góp quá cao: Gây gánh nặng tài chính cho nhà đầu tư khi cần góp đủ vốn theo quy định pháp luật. Ngoài ra, sẽ phải kê khai thông tin cụ thệ, minh bạch về hồ sơ tài chính thuế liên quan.

4. TỶ LỆ VỐN GÓP

Tỷ lệ vốn góp giữa các thành viên là nội dung cần được thỏa thuận và thống nhất rõ ràng ngay từ giai đoạn mới thành lập. Bới tỷ lệ này sẽ quyết định phần quyền quản lý, điều hành, quyết định các hoạt động chính của công ty cũng như là cơ sở để phân chia trách nhiệm pháp lý và lợi nhuận sau này.

Tỷ lệ vốn góp và trách nhiệm pháp lý liên quan sẽ được xác định theo từng mô hình doanh nghiệp mà startup lựa chọn. Với mỗi mô hình khác nhau sẽ có những mức tỷ lệ rõ ràng phân chia quyền và nghĩa vụ.

5. THỜI HẠN GÓP VỐN

Người góp vốn phải góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định tại Điều 47, Điều 75 và Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thời hạn này áp dụng đối với tất cả các mô hình doanh nghiệp (Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH hai thành viên, Công ty cổ phần).

 

  • Thông tin liên hệ
  • CÔNG TY LUẬT HTCLAW
  • Địa chỉ : Tầng 6 Tòa nhà Fimexco Số 231- 233 Lê Thánh Tôn, P.Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại : 01699568246
  • Email: [email protected]
  • Website : www.luathtclaw.com

Startup và những lưu ý về góp vốn dưới góc nhìn pháp luật
admin

]]>
https://www.luathtclaw.com/startup-va-nhung-luu-y-ve-gop-von-duoi-goc-nhin-phap-luat/feed/ 0
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay https://www.luathtclaw.com/cac-loai-hinh-doanh-nghiep-o-viet-nam-hien-nay/ https://www.luathtclaw.com/cac-loai-hinh-doanh-nghiep-o-viet-nam-hien-nay/#respond Fri, 08 Sep 2023 02:42:16 +0000 https://www.luathtclaw.com/?p=290 www.luathtclaw.com
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Mô hình kinh doanh là cốt lõi, hình hài của doanh nghiệp để từ đó trả lời cho năm câu hỏi quan trọng “Khách hàng mục tiêu là ai”; “Nỗi đau của khách hàng là gì”; “Sản phẩm sử dụng để giải quyết nhu cầu khách hàng”; “Chi phí giải quyết vấn đề” và “Có...

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
admin

]]>
www.luathtclaw.com
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Mô hình kinh doanh là cốt lõi, hình hài của doanh nghiệp để từ đó trả lời cho năm câu hỏi quan trọng “Khách hàng mục tiêu là ai”; “Nỗi đau của khách hàng là gì”; “Sản phẩm sử dụng để giải quyết nhu cầu khách hàng”; “Chi phí giải quyết vấn đề” và “Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trong phân khúc thị trường hướng đến”. Chỉ khi chọn đúng mô hình kinh doanh thì ý tưởng khởi sự kinh doanh mới phát huy hiệu quả cao nhất.

KHÁI QUÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA 5 LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

1. CÔNG TY CỔ PHẦN:

Là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Đặc điểm:

– Cổ đông công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 cổ đông, không hạn chế số lượng tối đa.

– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp năm 2020.

2. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN:

Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

Đặc điểm:

– Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

– Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân.

– Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần và được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

3. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN:

Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

Đặc điểm:

– Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên  chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

4. CÔNG TY HỢP DANH:

Là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).

Đặc điểm:

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.

– Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

5. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN:

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc điểm:

– Mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ thể thành lập doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài

– Các doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân tuy nhiện có con dấu riêng, có thể mở các địa điểm kinh doanh và chi nhánh.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế, có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý điều hành doanh nghiệp, nhưng phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán để huy động vốn.

 

  • Thông tin liên hệ
  • CÔNG TY LUẬT HTCLAW
  • Địa chỉ : Tầng 6 Tòa nhà Fimexco Số 231- 233 Lê Thánh Tôn, P.Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại : 01699568246
  • Email: [email protected]
  • Website : www.luathtclaw.com

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
admin

]]>
https://www.luathtclaw.com/cac-loai-hinh-doanh-nghiep-o-viet-nam-hien-nay/feed/ 0
Những trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người dân https://www.luathtclaw.com/nhung-truong-hop-nha-nuoc-thu-hoi-dat-cua-nguoi-dan/ https://www.luathtclaw.com/nhung-truong-hop-nha-nuoc-thu-hoi-dat-cua-nguoi-dan/#respond Fri, 08 Sep 2023 02:34:59 +0000 https://www.luathtclaw.com/?p=286 www.luathtclaw.com
Những trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người dân

Căn cứ khoản 1 điều 16, điều 61, điều 62 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước chỉ được thu hồi đất của người dân trong các trường hợp: 1. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh – Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; – Xây dựng căn cứ quân...

Những trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người dân
admin

]]>
www.luathtclaw.com
Những trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người dân

Căn cứ khoản 1 điều 16, điều 61, điều 62 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước chỉ được thu hồi đất của người dân trong các trường hợp:

1. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

– Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

– Xây dựng căn cứ quân sự;

– Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

– Xây dựng ga, cảng quân sự;

– Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

– Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

– Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

– Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

2. Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

– Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;

– Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm: Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia; dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;

– Thực hiện các dự án do HĐND cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm: Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương; dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải; dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.

3. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

4. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Căn cứ khoản 3 điều 26 Luật Đất đai năm 2013, khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

 

  • Thông tin liên hệ
  • CÔNG TY LUẬT HTCLAW
  • Địa chỉ : Tầng 6 Tòa nhà Fimexco Số 231- 233 Lê Thánh Tôn, P.Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại : 01699568246
  • Email: [email protected]
  • Website : www.luathtclaw.com

Những trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người dân
admin

]]>
https://www.luathtclaw.com/nhung-truong-hop-nha-nuoc-thu-hoi-dat-cua-nguoi-dan/feed/ 0